thaibinhduong@pic.edu.vn

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VI MẠCH TẠI VIỆT NAM

07/05/2024

Một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ về kinh tế cần phải có một nền công nghiệp vi mạch điện tử vững mạnh, và để làm được điều đó cần xây dựng những trung tâm công nghệ cao tại những vùng kinh tế trọng điểm để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Tại Việt Nam, những bước đầu tiên trong việc phát ngành công nghiệp vi mạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của chúng ta gặp phải là kỹ thuật, giá thành và thị trường. Vì chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề và không đủ thiết bị, những sản phẩm sẽ được làm ra với số lượng thấp, giá thành vì thế sẽ cao và khó có thể cạnh tranh với những thị trường khác. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh, vì thế cần bắt đầu từ những lĩnh vực mà chúng ta có ưu thế. Việc áp dụng công nghệ vi mạch trong việc sản xuất linh kiện điện tử dùng trong việc kiểm soát, điều hành để tăng năng suất, chất lượng trong nông nghiệp, sẽ giúp ngành này có thị trường tốt trong nước.

Việt Nam cần công nghiệp hóa nông nghiệp bằng cách chế tạo những con chip ứng dụng trong lĩnh vực canh nông và môi trường nhằm gia tăng hiệu quả cho việc sản xuất nông nghiệp, hạn chế được những rủi ro trong quá trình canh tác, giảm thiểu lao động chân tay, điều đó góp phần làm giảm thiểu chi phí và tăng sức cạnh tranh.

Việc phát triển công nghiệp vi mạch cần có sự những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Việc phát triển ngành này cần nguồn lực tài chính đủ lớn để duy trì và phát triển, chính vì thế vai trò của Chính phụ đặt biệt quan trọng trong việc thực hiện các ưu đãi về thuế, tài chính giúp công nghệ vi mạch có thể tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Đồng thời Chính phủ cần thiết lập những trung tâm công nghệ cao, liên kết với các trường Đại học, giúp đội ngũ giảng viên, sinh viên và nhân viên có thể làm việc cùng nhau.